Cây Dung
Cây Dung một loại cây mọc trong rừng phân bố ở các tính Nghệ An,Thanh hóa và các tỉnh Tây Nguyên có độ cao trên 1000, Dung là một trong những vị thuốc tham gia phối hợp chữa bệnh đau dạ dày .
Bộ phận dùng: Rễ lá vỏ và thân
Tính vị công năng: Rễ Dung có vị ngọt,nhạt,tính mát có tác dụng hạ sốt ,tiêu khát ,giảm đau,làm săn,Lá dung có vị chua,ngọt,có tác dụng trợ tiêu hóa,chữa đau bụng,tiêu chảy.
Công Dụng: Nhân dân nhiều địa phương đã dùng lá Dung làm chè ,uống cho tiêu cơm,chữa đau bụng,tiêu chảy.Lá Dung được dùng để chữa đau dạ dày đa toan ngày dùng 15-30 gam lá khô ,sắc uống ,lá Dung cũng được dùng trị bỏng bằng cách rửa sạch vết bỏng ,tẩm nước sắc lá dung vào băng gạc ,đắp ngày một lần.
Rễ dung có tác dụng giải cảm tiêu khát ,giảm đau,chữa sốt rét và đau lưng gối .Ngày dùng 10-20gam vỏ rễ khô,thái nhỏ,sắc với 200ml nước còn 50ml nước uống một lần.
Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây Dung: Lá dung 120gam,hương phụ tứ chế 60 gam,mai mực sao vàng 40 gam,nam mộc hương 40 gam ,kê nội kim sao vàng 20 gam,Tất cả tán thành bột trộn đều .Ngày uống 2 lần mỗi lần 8 gam với nước đun sôi để nguội vào lúc đói trước bữa ăn 1 giờ.
Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét