Cây na rừng
Cây na rừng phân bố rải rác ở vùng núi 600-1500m ở các tỉnh Lào Cai(Sapa),Hà Tây(Núi ba vì),cao bằng,lạng sơn... ở phía nam thấy ở Lâm Đồng hoặc Đăk Lăk.Na rừng là một vị thuốc ở Trung Quốc được dùng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Bộ phận dùng: Rễ,vỏ thân thu hái quanh năm,phơi khô
Tính vị công năng:Thân dây na rừng có vị đắng ,cay,tính ôn,có tác dụng khư phong,trừ thấp,hành khí,hoạt huyết.Quả na rừng có vị cay tính hơi ôn,có tác dụng ninh tâm bổ thận ,chỉ khái,khử đàm.
Công dụng:
Theo kinh nghiệm dân gian na rừng được dùng làm thuốc bổ ,hoạt huyết ,giảm đau ,kích thích tiêu hóa.Ngày dùng 8-16gam vỏ rễ hay thân tán nhỏ , ngâm rượu uống,chia làm hai lần trong ngày.Quả khi chín ăn được.
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng và phong tê thấp:
Thân và rễ cây na rừng chữa phong tê thấp và viêm loét dạ dày tá tràng.Dùng 6-9gam sắc nước uống.
Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét