Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

CHỮA ĐAU LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ CÂY QUẾ


Cây quế


    Quế là một loại cây to cao 10-20m ,cành hình trụ nhẵn,màu nâu ,lá mọc so le dày cứng và dai,hình mác dài 12-25cm,rộng 4-8cm.Trong y học cổ truyền quế là một vị thuốc tham gia vào rất nhiều bài thuốc chữa bệnh .Một trong những bài thuốc dùng cây quế phối hợp chữa đau loét dạ dày tá tràng khi lạnh.

Bộ phận dùng: 

  Vỏ thân ,vỏ cành non,được phơi hoặc sấy khô (Quế chỉ)

  Vỏ thân được phơi khô trong bóng râm (quế nhục)

  Tinh dầu từ cành hoặc lá

Tính vị công năng: Quế có vị ngọt ,cay,mùi thơm tính rất nóng,có tác dụng bổ hòa ,hồi dương ,ấm thận tỳ,thông huyết mạch,trừ hàn tích.

Công dụng: Quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn như tay chân lạnh,mạch chậm nhỏ,hôn mê,đau bụng,trúng thực,phong tê bại,chữa tiêu hóa kém,tả lỵ,thũng do tiểu tiện bất lợi,kinh bế,rắn cắn,ung thư.

Ngày dùng 1-4 gam dưới dạng thuốc hãm,hoàn tán hoặc mài nước mà uống

Kiêng kỵ: Người âm hư ,dương thịnh,phụ nữ thai nghén không nên dùng

Theo tài liệu nước ngoài vỏ quế bì được dùng trong y học Trung Quốc để chữa những chứng bệnh sau:

 - Cảm lạnh:phối hợp với nhân sâm ,hoàng kỳ ,thục địa

 - Tiêu chảy:Phối hợp với mộc hương,phục linh,nhục đầu khấu

 - Đau dạ dày,đau bụng,đau kinh,phối hợp với đương quy,hương phụ 

 - Mụn nhọt lâu lành phối hợp với ma hoàng cao nhung ,bạch giới tử 

  Liều dùng mỗi ngày :2-7,5 gam,sắc nước uống Hoặc tán bột,mỗi lần 0,5-2gam ,ngày uống 1-2 lần.

Vỏ cành quế trị:

 - Cảm mạo,sốt,ra mồ hôi,cảm lạnh,phối hợp với bạch thược,cam thảo,sinh khương,hồng táo

 - Phong hàn thấp,đau khớp,phối hợp với phu tử,sinh khương,cam thảo

 -  Tim hồi hộp,tức ngực,ho có đờm loãng,phối hợp với phục linh,bạch truật,cam thảo

 Quế rành trị:

  - Đau dạ dày do lạnh,tiêu chảy

  - Loét dạ dày,hành tá tràng

  - Vết thương phần mềm (dùng bột rắc lên vết thương)

 Liều dùng : mỗi ngày 2-11gam,sắc nước uống.Còn dạng bột mỗi lần 1-3gam.

Quế thanh chủ trị:

 - Đau dạ dày ,đau bụng do lạnh,uống dạng bột 1-2 gam.

 - Loét dạ dày,tá tràng

 - Vết thương chảy máu,dùng bột rắc.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét