Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Chữa đau dạ dày từ cây cam thảo

 


                                                                           Cam thảo 

   Cam thảo là một trong những vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc đông y tham gia chữa đau dạ dày  đây cũng là dược liệu rất quan trọng trong việc phối hợp với các vị thuốc khác.

Cam thảo là một cây sống lâu năm cao 0,3-1m .Rễ dài có màu vàng nhạt .Thân có lông mềm,ngắn ,lá kép lông chim lẻ mọc so le ,gồm 7-19 lá chét hình trứng ,mép nguyên.

Bộ phận dùng :Rễ cam thảo bắc phơi khôi hoặc sấy khô (Dược điển Việt Nam tập 1,2)

Có hai dạng dùng: 

          - Cam thảo sống 

          - Cam thảo chích :sau khi sấy khô đem tẩm mật ( cứ 1kg cam thảo phiến ,200g mật thêm 200g nước sôi ) rồi sao vàng thơm.

Tính vị công năng: Rễ cam thảo có vị ngọt tính bình Để sống ( đồ mềm ,sấy khô) có tác dụng giải độc tả hỏa,tẩm mật sao vàng (chích cam thảo) lại có tác dụng ôn trung nhuận phế ,điều hòa các vị thuốc

Công dụng: Cam thảo sống dùng chữa cảm ho mất tiếng,viêm họng mụn nhọt,đau dạ dày,tiêu chảy,ngộ độc,cam thảo chích tác dụng bổ,chữa tỳ vị hư nhược,đại tiện lỏng ,thân thể mệt mỏi kém ăn.Ngày dùng 4-20gam, dưới dạng bột,thuốc hãm,nước sắc và cao mềm.

Chữa bệnh loét dạ dày và ruột cam thảo có tác dụng giảm loét ,giảm co thắt cơ ,giảm tiết acid hydrocloric .Ngày uống 3-5gam ,uống liền 7-14 ngày sau đó nghỉ vài ngày để tránh phù nề.

Bài thuốc cam thảo chữa viêm phế quản mãn tính,tràn khí phổi:

   Cam thảo 6gam, ngũ vị tử 10 gam,quế 8 gam,phục linh 8 gam, nước 800ml,sắc trong một giờ ,cách dùng chia 3 lần uống trong ngày.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét