Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ CÂY SÀI HỒ BẮC

 


Cây sài hồ bắc

    Sài hồ bắc là cây thảo sống nhiều năm cao 40-80cm .Rễ nhỏ gầy,hình trụ,ít phân nhánh,Cụm hoa tán kép mọc ở kẽ lá và đầu cành gồm 3-8 tán đơn không gần nhau có màu vàng.Quả hình trứng,dẹt bên,có ngăn dọc,mùa quả tháng 7-10.Trong y học cổ truyền Sài hồ bắc là một vị thuốc tham gia chữa viêm loét dạ dày.

Bộ phận dùng: Rễ đã được phơi hoặc sấy khô 

Tính vị công năng: Sài hồ bắc có vị đắng ,mùi thơm ,tính mát,vào 4 kinh can,đờm,tâm bào và tam tiêu có tác dụng hạ nhiệt,giải cảm,thông khí,nhuận gan,sáng mắt ,trừ sốt rét.

Công dụng: Sài hồ bắc được dùng chữa sốt cao,nhức đầu chóng mặt ,sốt do thương hàn,sốt rét,ngực bụng đầy trướng,kinh nguyệt không đều .Ngày dùng 4-12 gam dạng thuốc sắc dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác có thể tăng giảm liều tùy theo tình hình cụ thể.

Trong y học Trung Quốc,Ấn Độ sài hồ bắc được dùng để điều trị các bệnh về gan và dạ dày

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ sài hồ bắc:
BÀI 1:
Sài hồ bắc,bạch thược mỗi vị 12 gam,chỉ xác,xuyên khung,hương phụ ,thanh bì,mỗi vị 8 gam ,cam thảo 6 gam.Uống ngày một thang

BÀI 2:
Sài hồ bắc,sinh địa,hoài sơn,bạch thược,đại táo mỗi vị 12 gam ,sơn thù,phục linh,trạch tà,đan bì,đương quy,chi tử mỗi vị 8 gam .Sắc uống ngày một thang.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét