Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

CHỮA ĐAU DẠ DÀY TỪ CÂY SẢ

 


Cây sả

    Sả có nhiều loại khác nhau một số loài đang được trồng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam,đây là cây thảo sống lâu năm có thể cao đến 2m ,thân ngắn ,lá có đốt hình dải ,ngắn hơn dóng thân,mùa hoa tháng 12-1.Trong y học cổ truyền sả cũng là một vị thuốc tham gia phối hợp chữa nhiều bệnh trong đó có bệnh đau dạ dày.

Bộ phận dùng:Toàn cây sả dùng tươi hoặc phơi khô ,riêng với rễ cắt rửa sạch cắt thành 3-5cm (rễ con) hoặc thái lát 2-3cm (rễ to thường gọi là củ) phơi khô

Tính vị công năng : Sả có vị the cay,mùi thơm,tính âm,vào phế tỳ,vị,có tác dụng làm ra mồ hôi,thông tiểu,hạ khí,tiêu đờm.

Công dụng: Sả được dùng chữa cảm sốt,đau bụng,đi ngoài,đầy hơi,chướng bụng,nôn mửa,trẻ em kinh phong,ho,viêm phổi,thủy thũng,ngộ độc rượu .Ngày dùng 8-12gam rễ và lá dưới dạng thuốc xông hay hãm uống.

Ở một số nước châu âu sả được dùng làm nước giải khát ,tinh dầu phối hợp với các loại khác làm giảm đau xương,đau mình,chữa tê thấp.Ngoài ra các nước khác như Ấn độ,Pakistan,Indonexia ,Peru..cũng sử dụng sả phối hợp để chữa rất nhiều bệnh : đau bụng,hạ huyết áp,chống viêm,vàng da....

Nhân dân Haiti uống nước sắc lá để chữa đau dạ dày.

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây sả: Rễ sả già sao 6 gam,cám gạo rang cháy 12gam,hương phụ sao 10 gam,hậu phác (tẩm gừng sao) 6 gam,thạch xương bồ,củ riềng (nướng lùi) mỗi vị 4 gam,dạ dày lợn 1 cái (sấy khô giòn tán chung với các vị thuốc).Ngày uống 12 gam thuốc bột.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét