Cây gạo
Cây gạo một loại cây gắn liền vời nhiều vùng miền làng quê Việt Nam nhưng đây cũng là một dược liệu tham gia chữa bệnh viêm loét dạ dày mãn tính .
Bộ phận dùng: Vỏ và thân thu hái quanh năm ,tố nhất vào mùa xuân ,dùng tươi hay khô ,rễ và hoa gom cũng dùng được.
Tính vị công năng: Vỏ thân cây gạo có vị cay ,tính bình,tác dụng khư phong trừ thấp,hoạt huyết,tiêu thũng,theo tài liệu của Ấn Độ nước sắc vỏ thân có tác dụng làm dịu viêm ,cầm máu.
Rễ gạo có vị ngọt ,tính mát ,tác dụng thanh nhiệt ,lợi thấp,thu liêm,chỉ huyết,tán kết ,chỉ thống.Ở Indonesia nước ép từ rễ gạo có tác dụng hạ sốt.
Hoa gạo (mộc miên hoa) có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt ,lợi thấp,thu viêm
Gom nhựa thân cây gạo có tác dụng kích thích sinh dục ( theo tài liệu của nước ngoài)
Công dụng : Nhiều bộ phận của cây gạo có tác dụng chữa bệnh theo y học cổ truyền dân gian:
Vỏ gạo dùng tươi chữa gãy xương theo bài thuốc sau:vỏ gạo 30gam,củ nghệ 20gam,củ dứa dại 10 gam,lá xoan non 10 gam,dây tơ hồng 20gam,ngải cứu 8 gam.Tất cả giã nát trộn với lòng trắng trứng gà bó tại chỗ (Nam dược thần hiệu)
Rễ cây gạo,ở Trung quốc được sử dụng chữa viêm loét dạ dày mãn tính ,kiết lỵ,lao hạch,để chữa lỵ lấy rễ gạo phối hợp với kim ngân hoa ,phượng vị thảo mỗi vị 15gam,sắc uống nước.Chữa viêm loét dạ dày mãn tính bằng rễ gạo hoặc vỏ gạo 30 gam,phối hợp với rễ cây xuyên tiêu ,sắc nước uống.
Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét