Cây hoa mộc
Hoa mộc có tên gọi khác là Quế hoa một trong những cây thuốc có tác dụng chữa đau dạ dày trong các bài thuốc của y học cổ truyền.
Bộ phận dùng : Hoa,quả,rễ và vỏ cây
Rễ thu hái quanh năm,hoa thu hái vào mùa thu
Tính vị,công năng : Hoa mộc có vị cay ,tính ấm có tác dụng tán hàn,phá ứ,hóa đàm sinh tân.Quả có vị cay ngọt có tác dụng tán hàn ,bình can,ích thận,Rễ có vị ngọt ,hơi chát ,tính bình,tác dụng khu phong,chỉ thống
Công dụng: Hoa mộc dùng chữa hôi miệng ,viêm họng,ho nhiều đờm,đau răng, ngày 1,5-3gam hãm uống,ngâm rượu uống hoặc sắc ngậm.Có thể dùng nước cất từ hòa mỗi lần 20-30ml,ngậm rồi nuốt.Ngày 2-3 lần .
Khi bị loét miệng lấy 3-5 hoa phơi âm can,tán thành bột mịn,rắc vào chỗ loét .Ngoài ra hoa còn chữa kinh bế sinh đau bụng,dưỡng và làm thơm tóc.Trong nhân dân hoa mộc thường dùng để ướp chè.
Quả hoa mộc được dùng trị hàn hư,đau dạ dày,gan thận do lạnh .Ngày 10-12gam sắc uống
Vỏ cây nấu với nước uống làm sáng mắt và tăng sắc đẹp.
Rễ mộc hoa dùng để chữa phong thấp ,nhức mỏi gân xương,thận hư,đau răng.Ngày 9-15 gam cây khô hoặc 30-90 gam cây tươi ,sắc hoặc ngậm rượu uống.
Bài thuốc chữa đau dạ dày,gan,thận lạnh sinh đau có mộc hoa: Quả mộc hoa 6 gam, hương phụ 9 gam,sa nhân 6 gam,cao lương khương 9 gam hoặc :hoa mộc 5 gam,cao lương khương 5 gam,tiểu hồi 3 gam.Sắc uống
Tham khảo thêm các bài thuốc về hoa mộc từ "Cây và động vật làm thuốc Việt Nam "
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét