Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ CÂY SƠN THÙ DU

 


Sơn thù du
    

    Sơn thù du cây nhỏ cao khoảng 4m.Thân cành nhẵn ,màu xám nâu.Lá mọc đối,cụm hoa mọc ở đầu cành ,hoa nhỏ màu vàng, quả hình trái xoan khi chín có màu đỏ tươi chứa một hạt.Sơn thù du là một vị thuốc tham gia chữa nhiều bệnh trong y học trong đó có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Bộ phận dùng: Quả thu hái lúc vỏ ngoài chuyển sang màu đỏ ,nhúng vào nước sôi ít phút lấy thịt bỏ hạt rồi làm khô.

Tính vị công năng: Sơn thù du có vị chua,tính bình vào khí của hai kinh can thận ,có tác dụng bổ can thận,làm tinh khí bền,thông khiếu ,cảm không ra mồ hôi.

Công dụng: Sơn thù du được dùng trị phong hàn,tê thấp ,đau đầu,đau lưng,mỏi gối,ù tai,suy thận,tiểu tiện nhiều lần,di tinh,rối loạn kinh nguyệt,mồ hôi trộm.Ngày 6-12 gam dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán .Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ:Người hỏa vượng có bệnh thấp nhiệt không nên dùng

Trong y học cổ truyền Trung Quốc sơn thù du được dùng làm thuốc bổ điều trị nhiễm độc do lao,đau vùng chậu thắt lưng,ù tai.Liều dùng mỗi ngày 6-12gam dạng thuốc sắc.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ sơn thù du:

Sơn thù du 8 gam,sinh địa,hoài sơn,sài hồ,bạch thược,đại táo,mỗi vị 12 gam ,phục linh,trạch tả,đan bì ,đương quy ,chi tử mỗi vị 8 gam.Sắc uống ngày một thang.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ CÂY SÀI HỒ BẮC

 


Cây sài hồ bắc

    Sài hồ bắc là cây thảo sống nhiều năm cao 40-80cm .Rễ nhỏ gầy,hình trụ,ít phân nhánh,Cụm hoa tán kép mọc ở kẽ lá và đầu cành gồm 3-8 tán đơn không gần nhau có màu vàng.Quả hình trứng,dẹt bên,có ngăn dọc,mùa quả tháng 7-10.Trong y học cổ truyền Sài hồ bắc là một vị thuốc tham gia chữa viêm loét dạ dày.

Bộ phận dùng: Rễ đã được phơi hoặc sấy khô 

Tính vị công năng: Sài hồ bắc có vị đắng ,mùi thơm ,tính mát,vào 4 kinh can,đờm,tâm bào và tam tiêu có tác dụng hạ nhiệt,giải cảm,thông khí,nhuận gan,sáng mắt ,trừ sốt rét.

Công dụng: Sài hồ bắc được dùng chữa sốt cao,nhức đầu chóng mặt ,sốt do thương hàn,sốt rét,ngực bụng đầy trướng,kinh nguyệt không đều .Ngày dùng 4-12 gam dạng thuốc sắc dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác có thể tăng giảm liều tùy theo tình hình cụ thể.

Trong y học Trung Quốc,Ấn Độ sài hồ bắc được dùng để điều trị các bệnh về gan và dạ dày

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ sài hồ bắc:
BÀI 1:
Sài hồ bắc,bạch thược mỗi vị 12 gam,chỉ xác,xuyên khung,hương phụ ,thanh bì,mỗi vị 8 gam ,cam thảo 6 gam.Uống ngày một thang

BÀI 2:
Sài hồ bắc,sinh địa,hoài sơn,bạch thược,đại táo mỗi vị 12 gam ,sơn thù,phục linh,trạch tà,đan bì,đương quy,chi tử mỗi vị 8 gam .Sắc uống ngày một thang.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 




Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

CHỮA ĐAU DẠ DÀY TỪ CÂY SẢ

 


Cây sả

    Sả có nhiều loại khác nhau một số loài đang được trồng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam,đây là cây thảo sống lâu năm có thể cao đến 2m ,thân ngắn ,lá có đốt hình dải ,ngắn hơn dóng thân,mùa hoa tháng 12-1.Trong y học cổ truyền sả cũng là một vị thuốc tham gia phối hợp chữa nhiều bệnh trong đó có bệnh đau dạ dày.

Bộ phận dùng:Toàn cây sả dùng tươi hoặc phơi khô ,riêng với rễ cắt rửa sạch cắt thành 3-5cm (rễ con) hoặc thái lát 2-3cm (rễ to thường gọi là củ) phơi khô

Tính vị công năng : Sả có vị the cay,mùi thơm,tính âm,vào phế tỳ,vị,có tác dụng làm ra mồ hôi,thông tiểu,hạ khí,tiêu đờm.

Công dụng: Sả được dùng chữa cảm sốt,đau bụng,đi ngoài,đầy hơi,chướng bụng,nôn mửa,trẻ em kinh phong,ho,viêm phổi,thủy thũng,ngộ độc rượu .Ngày dùng 8-12gam rễ và lá dưới dạng thuốc xông hay hãm uống.

Ở một số nước châu âu sả được dùng làm nước giải khát ,tinh dầu phối hợp với các loại khác làm giảm đau xương,đau mình,chữa tê thấp.Ngoài ra các nước khác như Ấn độ,Pakistan,Indonexia ,Peru..cũng sử dụng sả phối hợp để chữa rất nhiều bệnh : đau bụng,hạ huyết áp,chống viêm,vàng da....

Nhân dân Haiti uống nước sắc lá để chữa đau dạ dày.

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây sả: Rễ sả già sao 6 gam,cám gạo rang cháy 12gam,hương phụ sao 10 gam,hậu phác (tẩm gừng sao) 6 gam,thạch xương bồ,củ riềng (nướng lùi) mỗi vị 4 gam,dạ dày lợn 1 cái (sấy khô giòn tán chung với các vị thuốc).Ngày uống 12 gam thuốc bột.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 





CHỮA ĐAU DẠ DÀY TỪ CÂY RIỀNG

 


Cây và củ giềng


   Riềng là một loại cây thảo cao 1-1,5m ,thân rễ hình trụ dài mọc bò ngang,đường kính 2cm,màu đỏ nâu,phủ nhiều vảy,chia thành những đốt không đều.Trong y học cổ truyền giềng là một vị thuốc tham gia chữa nhiều bệnh trong đó có cả bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây Riềng.

Bộ phận dùng: Thân rễ đã loại bỏ rễ con,vết lá còn lại,rửa sạch cắt thành phiến ,phơi hay sấy khô

Tính vị công năng: Củ Riềng có vị cay,mùi thơm ,tính ấm,vào 2 kinh tỳ vị có tác dụng ôn trung tán hàn ,giảm đau,tiêu thực,Quả Riềng có vị cay ,tính ấm,có tác dụng làm ấm bụng,chống lạnh,giảm đau,cầm nôn,ợ hơi.

Công dụng: Củ riềng được dùng làm kích thích tiêu hóa ,ăn ngon cơm,chữa đầy hơi,đau bụng,đi lỏng,nôn mửa,đau dạ dày, cảm sốt,sốt rét,đôi khi chữa đau răng.Ngày dùng 3-6gam dạng thuốc sắc.Bột hoặc rượu thuốc quả riềng chữa sốt rét,ăn không tiêu,buồn nôn,đau bụng,thổ tả.Ngày 2-6gam quả tán nhỏ.Ở Trung Quốc và Nhật Bản riềng cũng được sử dụng chữa : Đau dạ dày,đau bụng,khó tiêu,nôn mửa.

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ riềng: Riềng rửa rượu 7 lần,sấy khô,tán nhỏ,hương phụ rửa giấm 7 lần,sấy khô tán nhỏ.Hai vị trộn đều làm thành viên.Mỗi lần uống 5 gam khi có cơn đau.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam"




CHỮA ĐAU DẠ DÀY ĂN KHÔNG TIÊU TỪ RAU MÙI

 


cây và hạt rau mùi

Một trong những cây gia vị thông dụng trong đời sống có tác dụng chữa đau dạ dày ,ăn không tiêu đó là rau mùi.
Rau mùi là : Cây thảo cao 0,5-1m ,thân mọc thẳng đứng có khía rãnh,phân nhánh ở gần ngọn,Lá có nhiều dạng lá gốc có cuống dài 2-4cm .Mùa hoa quả vào tháng 1,2

Bộ phận dùng: Quả già đã được phơi hay sấy khô .Dùng nguyên quả hoặc chiết xuất lấy tính dầu,lá và rễ cũng được dùng.

Tính vị công năng: Quả mùi có vị cay ,mùi thơm,tính âm,có tác dụng tiêu đờm trệ,lợi ích tiêu hóa

Công dụng: Quả mùi là vị thuốc dùng trong y học cổ truyền và y học hiện đại .Y học hiện đại dùng quả mùi làm thuốc gây trung tiện .Trong y học cổ truyền quả mùi chữa cảm mạo hàn ,ho sốt,nhức đầu.Ngày dùng 4-10gam dạng thuốc sắc.Để chữa bệnh sởi ,giúp sởi mau mọc,lấy quả mùi giã nát ngâm rượu ,xoa hoặc phun khắp mình rồi chùm chăn.Để chữa bệnh gan thận hư hàn,di tinh ,xuất tinh sớm ,dùng quả mùi sao thơm giã giập pha trà uống.
Ngoài việc dùng quả mùi có thể dùng 10-20 gam lá hoặc cả cây rau mùi tươi dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Ở Trung quốc quả mùi còn có tác dụng chữa đau dạ dày,ăn không tiêu với liều dùng 6-12gam

Bài thuốc chữa đau dạ dày ,ăn không tiêu từ quả mùi: Quả mùi 8 gam,đinh hương 4 gam,vỏ quýt 4 gam,hoàng liên 4 gam.Sắc Uống.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 

CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ RAU MÁ



                                                                          Cây rau má

   Rau má cây thảo nhỏ cao 7-10cm .Thân mảnh,mọc bò hơi có lông khi còn non,bén rễ ở các mấu.Lá mọc so le nhưng thường tụ 2-5 lá ở một mấu.Trong y học rau má cũng là một vị thuốc tham gia chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Bộ phận dùng: Toàn cây ,dùng tươi hoặc phơi sấy khô

Tính vị công năng: Rau má có vị đắng hơi ngọt,mùi thơm,tính mát ,có tác dụng thanh nhiệt,giải độc,lợi tiểu ,tiêu viêm ,sát trùng,cầm máu,nhuận gan

Công dụng: Rau má được dùng chữa sốt ,mụn nhọt, bệnh gan vàng da,thổ huyết,chảy máu cam,táo bón,tả lỵ,tiểu tiện rất buốt,khí hư bạch đới,mất sữa.Rau má sắc với thân cây mào gà uống chữa vàng da

Ngày dùng 30-40 gam cây tươi ,vò nát,vắt lấy nước,hoặc phơi khô sắc uống,còn dùng đắp ngoài chữa các viết thương do ngã,gãy xương,bong gân và làm tan ung nhọt .Rau má giã với cỏ nhọ nồi đắp làm thuốc cầm máu.Ở các nước Trung Quốc,Ấn Độ,Nepal.. rau má cũng được sử dụng rất nhiều trong việc chữa trị nhiều bệnh khác

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng với cây rau má:

 Rau má 12 gam, đảng sâm 16 gam,hoài sơn,ý dĩ,hà thủ ô,huyết dụ,kê huyết đằng,cam thảo dây,đỗ đen sao,mỗi vị 12 gam .Sắc uống ngày 1 thang.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH ĐAU DẠ DÀY,RUỘT


Dạ dày bị viêm loét


Thông thường bệnh đau dạ dày,ruột có rất nhiều nguyên nhân 

- Nguyên nhân khách quan: Do áp lực công việc căng thẳng,không thỏa mãn được ý đồ ,thức khuya làm việc nặng nhọc...

- Nguyên nhân chủ quan: Ăn uống không điều độ,thất thường,lúc để quá đói,lúc ăn quá no,ăn nhiều thức ăn cay nóng,rượu mạnh ,các chất kích thích quá nhiều ...

- Theo quan điểm của y học cổ truyền: Có ngoại nhân,nội nhân và bất nội ngoại nhân:

  Trong đó do thất tình: Hỷ ,nộ,ái ,ố,kinh,khủng,sợ

  Do tục dục:Phong,hàn,thử,thấp,táo ,hỏa những yếu tố này kết hợp với sức khỏe của bệnh nhân.Sự cảm nhiễm của cơ thể ,ăn uống,sinh hoạt,ý thức,phòng bệnh...

 Trong điều kiện hiện nay nguyên nhân do ăn uống ,sinh hoạt mà nhiễm bệnh là đa phần,Cổ nhân dạy rằng "Bệnh từ miệng mà ra".Vì tập quán sinh hoạt ăn uống bê tha,nhậu nhoẹt,bia rượu nhiều,no đói thất thường,làm việc căng thẳng...dẫn đến làm tổn thương đến các niêm mạc hệ tiêu hóa,đó là dạ dày,ruột,gan,tỳ,thận...

Đây là những điểm chung nhất về nguyên nhân gây bệnh dạ dày.

Bài viết được Bác Sỹ Lê Anh Tiến với 50 năm kinh nghiệm trong chữa các bệnh về đau dạ dày,đại tràng chia sẻ.


CHỮA ĐAU LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ CÂY QUẾ


Cây quế


    Quế là một loại cây to cao 10-20m ,cành hình trụ nhẵn,màu nâu ,lá mọc so le dày cứng và dai,hình mác dài 12-25cm,rộng 4-8cm.Trong y học cổ truyền quế là một vị thuốc tham gia vào rất nhiều bài thuốc chữa bệnh .Một trong những bài thuốc dùng cây quế phối hợp chữa đau loét dạ dày tá tràng khi lạnh.

Bộ phận dùng: 

  Vỏ thân ,vỏ cành non,được phơi hoặc sấy khô (Quế chỉ)

  Vỏ thân được phơi khô trong bóng râm (quế nhục)

  Tinh dầu từ cành hoặc lá

Tính vị công năng: Quế có vị ngọt ,cay,mùi thơm tính rất nóng,có tác dụng bổ hòa ,hồi dương ,ấm thận tỳ,thông huyết mạch,trừ hàn tích.

Công dụng: Quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn như tay chân lạnh,mạch chậm nhỏ,hôn mê,đau bụng,trúng thực,phong tê bại,chữa tiêu hóa kém,tả lỵ,thũng do tiểu tiện bất lợi,kinh bế,rắn cắn,ung thư.

Ngày dùng 1-4 gam dưới dạng thuốc hãm,hoàn tán hoặc mài nước mà uống

Kiêng kỵ: Người âm hư ,dương thịnh,phụ nữ thai nghén không nên dùng

Theo tài liệu nước ngoài vỏ quế bì được dùng trong y học Trung Quốc để chữa những chứng bệnh sau:

 - Cảm lạnh:phối hợp với nhân sâm ,hoàng kỳ ,thục địa

 - Tiêu chảy:Phối hợp với mộc hương,phục linh,nhục đầu khấu

 - Đau dạ dày,đau bụng,đau kinh,phối hợp với đương quy,hương phụ 

 - Mụn nhọt lâu lành phối hợp với ma hoàng cao nhung ,bạch giới tử 

  Liều dùng mỗi ngày :2-7,5 gam,sắc nước uống Hoặc tán bột,mỗi lần 0,5-2gam ,ngày uống 1-2 lần.

Vỏ cành quế trị:

 - Cảm mạo,sốt,ra mồ hôi,cảm lạnh,phối hợp với bạch thược,cam thảo,sinh khương,hồng táo

 - Phong hàn thấp,đau khớp,phối hợp với phu tử,sinh khương,cam thảo

 -  Tim hồi hộp,tức ngực,ho có đờm loãng,phối hợp với phục linh,bạch truật,cam thảo

 Quế rành trị:

  - Đau dạ dày do lạnh,tiêu chảy

  - Loét dạ dày,hành tá tràng

  - Vết thương phần mềm (dùng bột rắc lên vết thương)

 Liều dùng : mỗi ngày 2-11gam,sắc nước uống.Còn dạng bột mỗi lần 1-3gam.

Quế thanh chủ trị:

 - Đau dạ dày ,đau bụng do lạnh,uống dạng bột 1-2 gam.

 - Loét dạ dày,tá tràng

 - Vết thương chảy máu,dùng bột rắc.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


  


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

CHỮA ĐAU DẠ DÀY CO THẮT VỚI CÂY Ô DƯỢC

 


cây ô dược


   Ô dược là loại cây ưa sáng,có thể chịu được hạn thường mọc ở rừng thứ sinh và trên các đồi cây bụi ,cây ra hoa quả nhiều hàng năm.Tuy nhiên chưa quan sát được cây non mọc từ hạt.Ở Việt Nam cây thuốc này bị khai thác nhiều hàng năm nên đã đưa vào sách đỏ (1996) để bảo vệ.Trong y học cổ truyền ô dược cũng là một vị thuốc chữa đau dạ dày co thắt.

Bộ phận dùng: Rễ và quả ô dược

 Rễ thu hái quanh năm tốt nhất vào mùa thu đông hay đầu xuân rễ đào về cắt bỏ rễ con rửa sạch,phơi khô 

Có thể chế biến rễ như sau:

 - Ô dược phiến: Rễ rửa sạch ngâm nước ,ủ mềm,thái phiến dài 3-5cm phơi khô

 - Ô dược được sao vàng:Đem ô dược phiến sao cho đến khi có màu vàng

 - Ô dược sao cám: Lấy chảo sao nóng cho cám vào  rang đều khi có mùi thơm đổ ô dược phiến vào sao cho phiến có màu vàng nhạt .Có thể tẩm mật ong vào ô dược phiến rồi đem sao cho đến khi có màu vàng và mùi thơm.

 - Ô dược trích rượu: (ô dược 10kg,2kg rượu) trộn ô dược vào rượu để yên 30 phút rồi sao với cám chod đến khi mặt phiến có màu vàng ,rầy bỏ cám.

- Ô dược trích muối:Ô dược 10kg ,muối ăn 160gam đem nước muối tẩm vào ô dược để 30 phút cho hút hết nước muối ,rồi sao với cám cho đến khi phiến có màu vàng nhạt.

Tính vị công năng: Ô dược có vị cay,tính ôn vào các kinh tỳ ,phế thận,bàng quang,có tác dụng thoán khí,chỉ thống,ôn thận,tán hoàn 

Công dụng: Theo kinh nghiệm nhân dân ô dược được dùng làm thuốc chữa dau bụng,ăn không tiêu,nôn mửa,trẻ em đau bụng giụn,đái giầm,nhức đầu ,chóng mặt .Liều dùng 2-6 gam dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột .ở Trung Quốc Ô dược còn được dùng để chữa hàn sơn (thoát vị bẹn),đau bụng kinh

Bài thuốc chữa : Đau dạ dày co thắt,ngộ lạnh,thận lạnh,đái dầm: Ô dược 8 gam,quả ré(ích chi nhân) 6 gam,hồi hương 2 gam .Sắc uống

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 

CHỮA ĐAU DẠ DÀY VỚI CÂY NỮ LANG

 


cây nữ lang

   Nữ lang được xếp vào loại cây quý hiếm ở Việt Nam,Những năm trước đã được trồng tại trại Sapa thuộc viện dược liệu và có kết quản tốt.Nữ lang cũng là một vị thuốc phối hợp chữa đau dạ dày trong y học cổ truyền.

Bột phận dùng : Rễ thu hái vào mùa thu dùng tươi hoặc phơi khô 

Tính vị công năng: Nữ lang có vị ngọt,đắng tính bình vào hai kinh : tâm,can có tác dụng an thần ,hoạt huyết thông kinh.

Công dụng:
  Cây nữ lang được nhân dân sử dụng làm thuốc an thần ,giảm lo âu muộn phiền ,chữa mất ngủ,động kinh,đau dạ dày .Khi dùng 10gam dược liệu hãm với 100ml nước sôi ,để nguội,uống trong ngày hoặc nghiền thành bột uống mỗi ngày 1-4 gam.Có thể thái nhỏ dược liệu ngâm trong cồn 60 độ với tỷ lệ 1:5 ngày dùng 2-10gam pha loãng .Còn dùng cao mềm mỗi ngày uống 1-4 gam

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 

CHỮA ĐAU DẠ DÀY Ợ CHUA VỚI CÂY NÚC NÁC

 


Cây núc nác

   Núc nác một loại cây thân gỗ cao 8-10m có khi hơn ,thân nhẵn ít cành có những sẹo to do lá rụng để lại,vỏ cây màu xám tro,mặt trong màu vàng nhạt,lá to mọc đối...Trong y học cổ truyền núc nác cũng là một trong những vị thuốc chữa đau dạ dày ợ chua và nhiều bệnh khác.

Bộ phận dùng: Vỏ thân và hạt,vỏ thân thu hái khi cần thiết,phơi khô hoặc cạo lớp vỏ cần rồi thái phiến dài 2-5cm ,dầy 1-3mm,phơi khô khi dùng ,để nguyên hoặc sao nhỏ lửa cho vàng ,hạt thu hái ở quả núc nác chín(mộc hồ điệp)  vào mùa thu đông ,phơi khô khi dùng có thể trích với muối ăn (mộc hồ điệp 10kg,muối ăn 400gam,nước sôi để pha vừa đủ ,bằng cách ngâm tẩm mộc hồ điệp với nước muối trong 30 phút cho ngấm hết muối ,rồi dùng lửa sao nhỏ sao cho có màu đen .


Tính vị công năng: Núc nác có vị đắng tính mát có tác dụng thanh can giải nhiệt,tiêu độc,sát trùng nhuận phế ,chỉ khái,chỉ thống

Công dụng: Vỏ núc nác được dùng chữa các chứng bệnh vàng da ,dị ứng ,mẩn ngứa ,viêm họng,ho khàn tiếng,đau dạ dày ,viêm đường tiết niệu,đái buốt ra máu ,trẻ em bị ban ,sởi.Ngày dùng 8-16gam dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
  Hạt núc nác chữa ho lâu ngày,viêm khí quản,đau dạ dày,đau bụng,vết loét không liền miệng .Ngày uống 2-3 gam dạng thuốc sắc(chữa ho) hay sấy khô tán nhỏ (chữa đau dạ dày).Dùng ngoài tán bột để rắc lên vết lở loét ,mụn nhọt vỡ lâu ngày không liền miệng
 
Kiêng kỵ: Người hư hàn đau bụng,đày bụng,tiêu chảy ,không nên dùng nức nác

Phần lớn các bộ phận của cây núc nác được dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ .Vỏ rễ tươi và toàn bộ rễ sẽ mất hoàn toàn hoạt tính sau một tháng bảo quản .Vỏ rễ là thuốc bổ làm săn,chữa tiêu chảy,kiết lỵ ,làm toát mồ hôi.Dùng ngoài vỏ rễ được đun sôi trong dầu vừng bôi chữa chảy mủ tai ,quả non được dùng làm mát và dễ tiêu.Hạt làm thuốc tẩy

Ở Malaysia sắc lá núc nác uống chữa đau dạ dày và thấp khớp,dùng ngoài chữa lách to ,nhức đầu và các bệnh loét .Vỏ và hạt được dùng trong thú y

Ở Nepal vỏ và thân núc nác được dùng làm thuốc chống viêm

Bài thuốc chữa kiết lỵ , đau dạ dày ợ hơi, ợ chua : Hạt núc nác khô tán bột hay sắc uống ngày 8-16 gam 

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG VỚI CÂY NGÔ THÙ DU

 


Cây ngô thù du

   Ngô thù du một loại cây gỗ nhỏ ưa ánh sáng có thể chịu bóng tối ở thời kỳ còn nhỏ,phân bố ở Việt Nam được phát hiện Bát đại sơn,tây côn lĩnh ..ở tỉnh Hà Giang.Ngô thù du là một vị thuốc tham gia chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong y học cổ truyền.

Bộ phận dùng :Quả thu hái vào tháng 9-10 lúc đang có màu xanh hơi vàng chưa tách vỏ đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Khi dùng lấy nước ấm 60-70 độ C đổ hạt vào sấy cho đến khi nước nguội ,làm như vậy 2-3 lần rồi sấy khô ,giã đập ,dùng sống.

Có thể chế biến ngô thù du theo y học cổ truyền như sau:
  -Ngâm rửa :Lấy quả ngô thù ngâm nước sôi hoặc nước ấm 60-70 độ C đến khi nguội ,gạn nước làm vài lần như vậy rồi sấy khô.
  - Chế cam thảo:Ngô thù du (10kg) cam thảo (0,5kg) nấu lấy nước cam thảo khi còn nóng cho ngô thù du vào ngâm đến khi quả nứt ra ( nếu chưa nứt thì đun thêm 5 phút) lấy ra phơi hoặc sấy khô cũng có thể đun ngô thù du và cam thảo ngay từ đầu đến khi nứt.
  -  Sao : dùng lửa nhỏ sao ngô thù du lửa nhỏ cho đến khi quả nứt ra có màu đen cháy hoặc sao cho đến khi quả phồng lên màu hơi nâu.
  - Chích rượu :Ngô thù (10kg),giấm (2kg) ngâm ngô thù vào giấm 6-12 giờ ,để ráo rượu rồi sao tới khô.
  - Chích muối :ngô thù du(10kg) muối ăn 200(gam) nước vừa đủ.Phun vẩy nước muối vào ngô thù du trộn đều,sao khô ,có thể sao ngô thù du tới thơm rồi thêm nước muối trộn đều sao thơm.
 - Chế gừng: Ngô thù (10kg) ,gừng (10kg) ,rửa sạch gừng giã vắt lấy nước cốt thêm nước vừa đủ rồi vớt ra phơi khô.
 - Chích nước hoàng liên: Ngô thù (10kg) ,hoàng liên (1kg) nấu hoàng liên trong 30 phút ,chắt nước đủ ngâm ngô thù .Đến khi ngô thù hút hết nước ngâm ,đem sao khô ,có thể đun hoàng liên 30 phút cho ngô thù vào đảo đều đổ ra để ráo rồi sao khô 

Tính vị công năng: Ngô thù dùng chữa nôn ọe khan,hàn thấp,ăn không tiêu,bụng đau quặn,tiêu chảy,lưng chân yếu,cảm lạnh,đau răng,miệng lưỡi lở ngứa.Ngày dùng 1-3gam dạng bột hoặc 4-6 gam dạng thuốc sắc uống làm 3 lần ,thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không có hàn thấp không nên dùng,trong y học Trung Quốc ,ngô thù được dùng làm thuốc kháng khuẩn,hạ sốt,giảm đau,trị bệnh dịch tả ,phù,nôn,cảm lạnh và dùng ngoài trị bệnh da .Ngô thù là thuốc gây trung tiện ,trợ tiêu hóa,bổ dạ dày.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày từ ngô thù du :
 Ngô thù,mai mực,mạch nha ,mỗi vị 20 gam,hoàng cầm 16 gam,sơn chỉ,đại táo mỗi vị 16gam,hoàng liên 8 gam,cam thảo 6 gam.Sắc uống ngày 1 thang.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ CÂY NGHỆ

 


Cây nghệ 

    Nghệ là một loại cây thảo cao 0,6-1m ,thân rễ to,có ngấu,phân nhánh thành nhiều củ hình bầu dục,màu vàng sẫm đến vàng đỏ,rất thơm.Lá mọc thẳng từ thân rễ.Trong y học và dân gian nghệ được sử dụng rộng rãi với nhiều tác dụng khác nhau đặc biệt là bài thuốc từ nghệ được sử dụng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng rất phổ biến.

Bộ phận dùng : Thân rễ được thu hái vào tháng 8  và tháng 9 ,cắt bỏ rễ để riêng,muốn để lâu người ta hấp nghệ trong 10-12h để ráo nước rồi đem phơi nắng hay sấy khô trong y học cổ truyền nghệ được chế biến như sau:

  - Dạng thái phiến: Đem nghệ thái phiến nát phơi hay sấy khô.Nếu là củ khô thì ngâm ,rửa,ủ mềm rồi thái phiến phơi khô

 - Dạng sao với giấm: Nghệ 10kg,giấm 1,5-2kg ,sau khi tẩm đều để nghệ hút hết giấm 30 phút dùng lửa nhỏ sao khô là được,có thể luộc nghệ với giấm rồi thất phiến phơi khô 

 - Dạng phiến sao vàng: Đem nghệ thái phiến sao cho đến khi màu vàng thẫm

- Dạng chế với phèn chua: Nghệ thái phiến tẩm nước phèn chua tỷ lệ 10kg nghệ và 0,1kg phèn chua ,nước vừa đủ ủ 1h ,sao đến khi vàng

- Dạng chế với giấm,phèn chua: Nghệ 10kg ,giấm 1kg ,phèn chua 0,1kg nước vừa đủ ,trước hết trộn đều nghệ với giấm,thêm ít nước cháo nóng ,thêm dung dịch phèn chua vào ,trộn đều để 24h đem luộc đến khi cạn phơi khô (còn khoảng 30% nước) ủ mềm 2 ngày rồi lại thái phiến 3-5mm ,phơi khô,cũng có thể làm như vậy trong 10 ngày liền ,thái phiến,phơi hoặc sấy khô.

Tính vị công năng: Thân rễ nghệ (khương hoàng) có vị cay đắng,mùi thơm hắc,tính ấm,có tác dụng hành khí,phá huyết thông kinh,chỉ thống,tiêu mủ,lên da non.Rễ củ(uất kim) vị cay đắng hơi ngọt ,tính mát,có tác dụng hành khí,giải uất,hương huyết,phá ứ.

Công dụng: Thân rễ nghệ được dùng chữa kinh nguyệt không đều ,bế kinh,ứ máu ,vùng ngực,bụng chướng đau tức,đau liên sườn dưới,khó thở,sau khi đẻ máu xấu không ra,ngã tổn thương ứ máu,dạ dày loét,ung nhọt,ghẻ lở,phong thấp ,tay chân đau nhức ,da vàng.Ngày dùng 2-6gam dưới dạng bột hoặc thuốc sắc chia 2-3 lần trong ngày.

Kiêng kỵ:cơ thể suy nhược ,không có ứ trệ không dùng,phụ nữ có thai không nên dùng.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng,đau vùng dạ dày,ợ hơi,ở chua:

 Nghệ 10 gam,trần bì 12gam,khổ sâm 12 gam,hương phụ 12gam,bồ công anh 10gam,ngải cứu 8 gam.Dùng dạng thuốc bột ngày uống 10-20gam chia 2 lần.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


Thứ Ba, 16 tháng 8, 2022

CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ CÂY NẮP ẤM

 


Cây nắp ấm


   Nắp ấm là cây nhỏ,mọc leo ,thân hình trụ,màu lục nhạt,lúc đầu có lông màu vàng nhạt sau nhẵn,lá mọc so le... Trong  y học nắp ấm là một dược liệu chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Bộ phận dùng: toàn cây ,thu hái quanh năm,rửa sạch ,thái nhỏ phơi khô

Tính vị công năng: Cây nắp ấm có vị ngọt tính nhạt ,tính mát,có tác dụng thanh nhiệt,lợi thấp

Công dụng: Cây nắp ấm được dùng chữa đái ra cát sỏi,viêm gan vàng da,viêm loét dạ dày tá tràng,huyết áp cao,ho gà trẻ em .Liều dùng 20-40 gam cây khô, 40-80 gam cây tươi sắc uống.Liều dùng cho trẻ em bằng 1/4 hoặc 1/2 của người lớn tùy theo tuổi.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG VỚI CÂY NA RỪNG

 


Cây na rừng
   
   Cây na rừng phân bố rải rác ở vùng núi 600-1500m ở các tỉnh Lào Cai(Sapa),Hà Tây(Núi ba vì),cao bằng,lạng sơn... ở phía nam thấy ở Lâm Đồng hoặc Đăk Lăk.Na rừng là một vị thuốc ở Trung Quốc được dùng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Bộ phận dùng: Rễ,vỏ thân thu hái quanh năm,phơi khô

Tính vị công năng:Thân dây na rừng có vị đắng ,cay,tính ôn,có tác dụng khư phong,trừ thấp,hành khí,hoạt huyết.Quả na rừng có vị cay tính hơi ôn,có tác dụng ninh tâm bổ thận ,chỉ khái,khử đàm.

Công dụng:
  Theo kinh nghiệm dân gian na rừng được dùng làm thuốc bổ ,hoạt huyết ,giảm đau ,kích thích tiêu hóa.Ngày dùng 8-16gam vỏ rễ hay thân tán nhỏ , ngâm rượu uống,chia làm hai lần trong ngày.Quả khi chín ăn được.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng và phong tê thấp:

Thân và rễ cây na rừng chữa phong tê thấp và viêm loét dạ dày tá tràng.Dùng 6-9gam sắc nước uống.


Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 



CHỮA ĐAU DẠ DÀY TỪ CÂY MÂY VỌT

 


Cây mây vọt

    Mây vot là loại cây leo có thể dài 20m ,thân hơi hóa gỗ ở gốc,tròn nhẵn,phân nhánh,lá mọc so le,không cuống hình mác hẹp.Cụm hoa phân nhánh không đều mọc thành chùy ,hoa không cuống mọc đơn độc hoặc tụ tập trên cụm,rất thơm,quả màu đỏ nhẵn chứa một hạt ,mùa hoa quả tháng 5-7.Mây vọt cũng là một cây tham gia chữa đau dạ dày trong y học cổ truyền.
 
Bộ phận dùng: Rễ ,thân,lá và hoa thu hái quanh năm và thường dùng tươi

Tác dụng dược lý: Lá và hoa có tác dụng lợi tiểu,hạt độc

Công dụng: 
Nhân dân ở đồng bằng sông cửu long đã có kinh nghiệm sử dụng cây mây vọt để chữa đau dạ dày:
   Rễ mây vọt,cây thạch hộc vôi,củ nghệ,cỏ hàn the,dây thần thông,cây ớt ruộng,cây màn màn hoa vàng,mỗi thứ 1 nắm phơi khô thái nhỏ ,sắc với 400ml nước còn 100ml nước uống 2 lần trong ngày trước bữa ăn.

Ở Malaysia nước sắc lá và hoa mây vọt được dùng làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp bệnh đường tiết liệu và sỏi thận....

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 







CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TỪ CÂY MẪU ĐƠN

 


Cây mẫu đơn

Mẫu đơn là cây nhỏ sống lâu năm cao đến 1m hoặc hơn .Rễ mập,dài,lá mọc so le có cuống dài ,chia làm 3 thùy,mỗi thùy lại chia làm 3 thùy nhỏ hơn .Hoa có màu đỏ,tím,tía có mùi thơm.Mẫu đơn là một trong những vị thuốc chữa viêm loét,đau dạ dày.

Bộ phận dùng: Rễ,thu vào tháng 9 ở những cây đã trông được 3 năm,đào về lấy vỏ,rễ ,phơi khô, được gọi là nguyên đơn bì,nếu sao vàng,được gọi là đơn bì thán.

Tính vị công năng: Vỏ rễ mẫu đơn được dùng làm thuốc chấn kinh,giảm đau,chữa nóng âm kéo dài,sốt về chiều và đêm,chữa đau lưng,nhức đầu,đau khớp,đau kinh,kinh nguyệt không đều.Ngày dùng 6-12 gam dạng thuốc sắc.

Trong y học cổ truyền của Trung Quốc mẫu đơn còn được dùng làm thuốc chống viêm,giảm đau,hạ nhiệt...
Phụ nữ có thai không nên dùng mẫu đơn vì có thể gây sẩy thai

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày,tá tràng từ cây mẫu đơn:
  Mẫu đơn bì 8 gam,bạch thược 12 gam,thanh bì,chi tử,bối mẫu,trạch tả,hoàng liên,mỗi vị 8 gam;Trần bì 6 gam,ngô thù 4 gam. Sắc uống ngày một thang.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 



CHỮA VIÊM LOÉT DÀY VỚI CÂY MÀN MÀN VÀNG

 

cây màn màn hoa vàng


  Màn màn hoa vàng là cây thảo,sống hàng năm,rễ khỏe ,vặn vẹo,thân và cành hơi khía rãnh,phủ lông mềm và dính,lá mọc so le,hình chân vịt,3-5 lá chét dài 3-4cm ,rộng 1-1,5cm,hai mặt có lông nhất là mặt trên.. Trong y học cây màn màn vàng là một dược liệu tham gia chữa đau dạ dày.

Bộ phận dùng : Phần trên mặt đất ,thu hái quanh năm,tốt nhất vào mùa xuân

Tính vị công năng: Màn màn vàng có vị cay ít độc ,có tác dụng làm chuyển máu,làm ra mồ hôi,giảm đau,trừ thấp

Công dụng: Nhân dân ở một số nơi đôi khi hái ngọn non của màn màn hoa vàng làm rau luộc ăn hoặc muối chua như muối dưa.Rau và dưa từ cây màn màn vàng nếu ăn nhiều sẽ thấy cồn cào ,khó chịu.Ăn vừa phải chống hàn thấp,lợi cho tiêu hóa.

Màn màn vàng chứa 25-35% chất béo đem rang vàng tán nhỏ với muối ăn thay muối vừng

Màn màn vàng chữa nhức đầu :Lấy lá tươi giã nát với muối ,đắp vào thái dương

Chữa chảy máu chân răng : Ngọn non giã nát ép lấy nước uống

Chữa viêm tai giữa: Lá tươi ép lấy nước nhỏ vào tai

Bài thuốc chữa đau dạ dày với cây màn màn vàng:

 Màn màn vàng 30 gam,thạch hộc 30 gam,nghệ 20 gam,cỏ hàn the 20 gam,dây thần thông 20 gam,rễ mây vọt 20 gam,tất cả đã phơi khô ,thái nhỏ sắc chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam"



Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

CHỮA ĐAU DẠ DÀY VỚI CÂY LONG ĐỜM THẢO

 




Cây long đờm thảo

    Long đờm thảo một loại cây thảo sống lâu năm,cao 40-60cm ,Rễ nhiều mọc tua tủa thành chùm ,dài đến 20cm,vỏ ngoài màu vàng nhạt.Thân mọc đứng có nhiều đốt.Trong y học cây long đờm thảo cũng là một vị thuốc tham gia chữa đau dạ dày.

Bộ phận dùng: Thân và rễ phơi sấy khô

Tính vị công năng: Long đờm thảo có vị đắng,tính hàn,vào ba kinh can,đờm và bàng quang ,có tác dụng thanh nhiệt giải độc và lợi tiểu,tiêu thực,tiêu viêm,trị đơn độc,sưng lở.

Công dụng: Long đờm thảo được dùng làm thuốc bổ đắng ,kích thích tiêu hóa,làm cho đại tiện dễ dàng.Ngày 2-3 gam sắc uống hoặc ngâm rượu uống trước khi ăn 30 phút.Với liều 6-15gam sắc uống dược liệu lại chữa sốt ,ra mồ hôi trộm,đau họng,viêm gan,vàng da,lỵ,đau mắt đỏ nhức,tiểu ra máu.Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp chữa viêm mủ da,nhọt độc,viêm hạch,áp xe.

Bài thuốc chữa đau dạ dày với cây long đờm thảo:
  Long đờm thảo 0,5 gam,hoàng bá 0,5 gam,can khương 0,3 gam, quế chi 0,3gam,hồi hương 0,3gam,kê nội kim(mề gà xem ở bài kê nội kim tại đây) 0,5 gam,sơn tra 1gam (sao cháy) .Tất cả trộn đều tán thành bột chia làm 3 lần uống trong ngày( Hòa hán dược dụng nghiêm phương)

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TỪ CÂY KHỔ SÂM

 


Cây khổ sâm
    Khổ sâm : cây nhỏ ,ca0 1-2m ,cành non mỏng ,lá mọc so le hoặc gần như mọc đối ,khi tụ họp nhiều lá gần như kiểu mọc vòng hình mũi mác,gốc hơi tù ,đầu thuôn nhọn dài 5-9cm,rộng 1-3cm hai mặt có lông.Trong y học khổ sâm là cây được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Bộ phận dùng: Lá thu hái khi cây đang có hoa phơi khô

Tính vị công năng: Khổ sâm có vị đắng,hơi ngọt,hơi chát,mùi hơi hắc,tính mát có tác dụng thanh nhiệt,sát khuẩn,tiêu độc

Công dụng: Khổ sâm được dùng trị mụn nhọt ,sang lở ,chốc đầu ( sắc uống và rửa ngoài),đau bụng khó tiêu,lỵ,viêm loét dạ dày tá tràng.Ngoài ra khổ sâm còn được dùng trong các cây thuốc chữa mẩn ngứa ,phong hủi,vẩy nến,viêm âm đạo trùng roi và sa sinh dục (sắc uống và rửa ngoài).Liều dùng ngày 12-24 gam có khi tới 40 gam dạng thuốc sắc.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày,tá tràng từ khổ sâm:
  Lá khổ sâm,bồ công anh,nhân trần,mỗi vị 12gam,lá khôi,chút chít mỗi vị 10 gam. Tán bột uống ngày 30gam với nước đun sôi để nguội.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 



Chữa đau và viêm dạ dày từ khoai tây

 

Cây khoai tây

   Khoai tây là một loại cây thảo cao 30-50cm ,thân mềm màu lục nhẵn có lông tơ ,các cành ở sát mặt dất phình thành củ hình cầu hoặc hình trứng dẹt.Trong y học khoai tây cũng là một trong những vị thuốc tham gia chữa đau và viêm dạ dày .

Bộ phận dùng: Củ và thân lá

Tính vị công năng: Củ khoai tây có vị ngọt,tính bình,có tác dụng bổ khí,kiện tỳ,tiêu viêm

Công dụng: Củ khoai tây chữa khó tiêu ,đau bụng,viêm loét dạ dày,viêm tuyến nước bọt,say nắng,sốt,bỏng nhẹ.Liều dùng trong ngày 10-30gam hoặc hơn

 Hoa khoai tây chữa cao huyết áp và là nguyên liệu chiết rutin để chữa bệnh

Quả và mầm khoai tây ít được dùng làm thuốc vì rễ gây độc .Nhưng trong công nghiệp dược phẩm chúng chúng được chiết lấy solanin để làm thuốc giảm đau chữa đau bụng,đau gan ,đau nhức khớp xương .Liều dùng 0,05-0,1gam/ngày dưới dạng thuốc viên,bột hoặc thuốc tiêm.ở Mỹ người ta dùng solanin để chữa viêm dạ dày.

Bài thuốc chữa đau và viêm dạ dày từ khoai tây:

    Củ khoai tây mới thu hoạch ,rửa sạch,gọt vỏ,lấy 100 gam ép lấy nước uống trước bữa ăn 30 phút .Ngày uống 2-3 lần.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 



Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022

Chữa viêm dạ dày với bài thuốc từ cây hồng hoa

 


Cây hồng hoa

   Hồng hoa được nhập vào Việt Nam từ những năm 70 từ đông âu và Liên Xô .Trồng thử nghiệm tại Sapa lào cai và trại Văn Điển Hà Nội phát triển khá mạnh có cây cao 2m ,ra quả nhiều.Trong y học ở Việt Nam và Trung Quốc hồng hoa cũng được sử dụng làm bài thuốc chữa viêm dạ dày .

Bộ phận dùng : Hoa thu hái khi cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ để nơi râm mát,thoáng gió hoặc phơi nắng nhẹ đến khô

Tính vị công năng: Hồng hoa có vị cay,tính ấm,vào hai kinh tâm và can,có tác dụng thông kinh,phá huyết ứ,sinh huyết ,hoạt huyết (tùy theo có tẩm rượu hay không)

Công dụng :Hồng hoa được dùng chữa bế kinh,đau kinh,ứ huyết sau đẻ,khí hư,viêm tử cung,viêm buồng trứng.Có khi dùng cho ra thai đã chết trong bụng.Dược liệu còn có tác dụng giảm nhiệt,ra mồ hôi,và được dùng trong bệnh viêm phổi, viêm dạ dày .Mỗi ngày 3-8 gam sắc hoặc ngâm rượu uống.Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Ở Trung Quốc hồng hoa được dùng để điều trị mất kinh,khí hư,viêm tử cung mãn tính và viêm buồng trứng.Nó cũng dùng để điều trị viêm phổi,viêm dạ dày .Liều dùng một lần 3-8 gam dạng thuốc ngâm rượu .Dầu ép từ quả được dùng xoa ngoài da chữa thấp khớp.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 

Chữa đau dạ dày,viêm tá tràng với cây hồi đầu thảo

 


Cây hồi đầu thảo

   Hồi đầu thảo cao 20-30cm ,rễ củ lạc, hình tròn,hay hình trứng ,mọc cong lên,không có thân,lá mọc thẳng từ rễ 6-10 cái ,hình trái xoan thuôn dài tới 20cm.Hồi đầu thảo là một vị thuốc chữa bệnh đau dạ dày ,viên tá tràng.
   
 Bộ phận dùng : 
   Rễ củ thu hái vào mùa hạ ,loại bỏ lá và rễ con ,rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô.trước khi dùng dược liệu phải được ủ cho mềm ,thái phiến,tẩm nước gừng và sao vàng.
 
Tính vị công năng:
   Hồi đầu thảo vị đắng,tính hàn,có tác dụng lương huyết,làm tan máu ứ,thông kinh,tiêu viêm sưng,điều hòa kinh nguyệt,giúp tiêu hóa ,nhuận tràng 

Công dụng:
   Theo kinh nghiệm dân gian hồi đầu thảo được dùng trong các trường hợp : chữa đau dạ dày,viêm đại tràng,ăn kém tiêu đau tức ở vùng thượng vi,viêm gan mãn tính .Uống bột hồi đầu thảo mỗi ngày 6-10 gam ,kiêng dùng giấm,rượu.

Chú ý : Có người cho vị hồi đầu thảo có dược tính như tam thất và dùng thay tam thất .Với những tác dụng thông thường như trên việc thay thế là không hợp lý đồng thời cũng không nên gán cho hồi đầu thảo cái tên "tam thất giả " như một số người gọi để tránh nhầm lẫn.

Tham khảo thêm "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam"




Chữa ung thư dạ dày từ dương đào

 


                                                                         Cây dương đào

Cây dương đào tên khác là nhĩ hầu đào có quả hình trứng to bằng quả maanjcos những chấm trắng nhạt hạt rất nhiều,dẹt.Ở Trung Quốc dương đào được sử dụng để chữa ung thư dạ dàyung thư vú.

Bộ phận dùng: Quả và rễ

Tính vị công năng : Quả dương đào có vị chua ngọt,tính hàn có tác dụng: lý khí,sinh tân,nhuận táo,giải nhiệt trừ phiền.

 Rễ có vị đắng ,chát ,tính hàn ,có tác dụng thanh nhiệt,giải độc,hoạt huyết,tiêu viêm,khư phong lợi thấp

Công dụng: Quả dương đào được dùng chữa tiêu khát (tiểu đường) ,phiền nhiệt,tiêu hóa kém,chán ăn nôn mửa,sỏi đường tiết niệu,trĩ.Liều dùng hàng ngày :30-60 gam ,sắc nước uống.

 Rễ và vỏ dương đào chữa thấp khớp ,viêm gan ,kiết lỵ ,lao hạch mụn nhọt,sưng tấy vết thương.Ngày dùng 30-60gam ,sắc nước uống ,Dùng ngoài giã nát đắp 

Lá và dây dương đào chữa phong thấp đau xương,viêm gan,vàng da .Liều dùng 40-80 gam/ngày .Sắc nước uống.

Ở trung quốc quả và rễ dương đào sắc nước hoặc ngâm rượu uống chữa ung thư

Chữa ung thư dạ dày với cây dương đào :

  Rễ dương đào 120gam,rễ thùy dươi mai 90 gam, rễ xà bồ đào,bính dầu thảo,mỗi vị 30 gam,bạch mao căn,phượng vĩ thảo,bán biên liên mỗi vị 15 gam,Sắc nước uống

Chữa ung thư vú:

   Rễ dương đào,rễ dã bồ đào mỗi thứ 30 gam,bát giác kim bàn ,nam tinh mỗi vị 3 gam  Sắc uống (Toàn trung thảo dược hội biên Trung Quốc)

Tham khảo thêm về bối mẫu từ tài liệu "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam"


Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng từ cây bối mẫu

 

             

                                                                         Cây bối mẫu

Bối mẫu : cây thảo ,sống lâu năm,cao 40-90 cm ,thân mảnh có giò (thân hành) cấu tạo bởi tép ép chặt vào nhau .Lá mọc vòng 3-6 hình mác hẹp dài gốc bẹ co ngắn đầu thuôn nhọn cuộn nhiều hay ít gân lá song song.Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc đầu nhọn dài 3-4cm hình chuông.Mùa hoa quả tháng 3-5

Bối mẫu là một trong những vị thuốc tham gia điều trị viêm loét dạ dày,tá tràng

Bộ phận dùng: thân hành bối mẫu được loại bỏ rễ ,đất cát phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ thấp( Dược điển trung quốc 1997 bản tiếng Anh)

Tính vị công năng: Bối mẫu có vị ngọt,hơi đắng tính mát,cho vào hai kinh tâm phế ,có tác dụng nhuận tâm,phế hóa đờm,giảm ho,thanh nhiệt,giải độc,tán kết.

Công dụng: Bối mẫu dùng làm thuốc chữa ho lao,ho đờm,ho gà,viêm họng,viêm Amidan,ung nhọt ở phổi hoặc phổi bị teo,thổ huyết ,tràng nhạc,bướu cổ ,nhọt vú,chảy máu cam.Dùng ngoài (không kể liều lượng),trị mụn nhọt,sưng tấy ngày 6-12gam dạng thuốc bột hoặc viên hoàn.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày,tá tràng với cây bối mẫu:

 Bối mẫu 8 gam,bạch thược 12 gam,thanh bì,chi tử ,trạch tả,đan bì,hoàng liên,mỗi vị 8 gam,trần bì 6 gam,ngô thù 4 gam, Sắc uống ngày một thang

Tham khảo thêm về bối mẫu từ tài liệu "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam" 


Chữa viêm dạ dày từ cây bồ cu vẽ

 



                                             

                                                                            cây bồ cu vẽ 

   Bồ cu vẽ là một loại cây nhỏ ,cao 3-6m thân hình trụ nhẵn ,cành thường dẹt ở ngọn,đốm đỏ nhạt hoặc đen do sâu vẽ.Bồ cu vẽ là một vị thuốc sử dụng chữa viêm dạ dày trong y học và nhiều bệnh khác.

Bộ phận dùng :Lá ,rễ,vỏ thân thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi khô 

Tính vị,công năng: Bồ cu vẽ có vị đắng,tính mát,tác dụng hạ sốt,giải độc,thông mạch,hóa ứ,tiêu sưng,giảm đau.

Công dụng: Bồ cu vẽ chữa kiết lỵ,viêm dạ dày,ruột cấp,viêm họng,sưng amidan,viêm khí quản,viêm âm đạo,bỏng,lở loét,viêm da dị ứng,ngứa ,mụn nhọt,sỏi niệu đạo,thấp khớp,rắn cắn.Ngày dùng 20-40gam cây tươi hoặc dùng 10-20 gam cây khô sắc uống.Dùng ngoài liều lượng tùy thuộc vào vết thương.

Bài thuốc chữa viêm họng,sưng Amidan,viêm dạ dày,viêm ruột,kiết lỵ với bồ cu vẽ:

  Lá bồ cu vẽ,cỏ sữa lá to,cỏ sữa lá nhỏ mỗi vị 10-15gam sắc uống

Bài thuốc chữa rắn cắn:

- Lá bồ cu vẽ tươi 30-40 gam,rửa sạch nhai nuốt nước,bã đắp vào vết cắn.

- Lá bồ cu vẽ tươi ,lá sòi tía (mỗi vị 20 gam) giã nát,thêm nước,vắt lấy nước cốt mài thêm 1-2 gam hùng hoàng vào rồi uống,bã đắp.

Tham khảo thêm về bồ cu vẽ "Cây và động vật làm thuốc vở việt nam" 

Điều trị đau dạ dày,viêm loét dạ dày tá tràng với cây bình vôi

 


                                                                    Cây bình vôi

   Bình vôi một loại dây leo thường xanh,sống lâu năm,dài 2-6m .Thân nhẵn hơi xoắn vặn rễ củ to có thể nặng tới 50kg vỏ ngoài xù xì màu nâu đen .Đây là một vị thuốc trong y học tham gia điều trị đau dạ dày,và viêm loét dạ dày cũng như nhiều bệnh khác.

Bộ phận dùng: Rễ củ đã phơi hay sấy khô mặt ngoài màu đen ,hình dạng không nhất định.

Để đảm bảo chất lượng dược liệu và bảo vệ tái sinh cho cây ,chỉ thu hoạch củ có trọng lượng từ 800-1000 gam trở lên .Để củ có chất lượng cao nhất nên thu hoạch vào mùa thu - đông.

Tính vị công năng: Bình vôi có tác dụng thanh nhiệt giải độc,tiêu ứ,chỉ thống ,khử phong

Công dụng:

 Theo kinh nghiệm của nhân dân bình vôi chữa mất ngủ,ho hen,kiết lỵ,sốt ,đau bụng,được dùng dưới dạng củ thái nhỏ,phơi khô ,sắc nước uống ,hoặc dạng bột,ngâm rượu hay chè thuốc.

Liều dùng : 3-6gam/ngày

Thuốc ngâm rượu gồm bột bình vôi (1 phần ) với rươu 40 độ (5 phần) ngày uống 5-15ml ,có thể thêm đường cho dễ uống.

Củ bình vôi dùng chữa đau dạ dày,đau răng,viêm ruột,viêm họng,mụn nhọt Dùng ngoài củ tươi giã nát đắp chỗ vết thương

Tham khảo thêm về bình vôi tại "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam " 

Chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính từ cây bạch truật

 


                                                                           Bạch truật

    Bạch truật cây thảo sống nhiều năm cao 0-60cm ,rễ củ ngoài có màu vàng  xám,thân hình trụ,mọc đứng ,phía trên phân nhánh,phần dưới hóa gỗ.Bạch truật cũng là một vị thuốc chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính rất hiệu quả .

Bộ phận dùng : Rễ củ thu hoạch tháng 6-7 (ở đồng bằng) và tháng 12 (ở miền núi) .Thời vụ thu hái tốt nhất là khi lá ở gốc cây đã úa vàng ,thân tàn lụi.

Rễ củ đào về cắt bỏ rễ con rửa sạch,sấy diêm sinh 12h rồi phơi khô ,phân loại củ to ,củ nhỏ .Dược liệu bạch truật có thể cứng chắc ,vỏ có màu nâu ,ruột trắng ngà có mùi thơm nhẹ là loại tốt.Dược liệu cần được bảo quản trong thùng kín,chống mối mọt.

Khi dùng dấp nước vào khăn ,ủ rễ cho mềm rồi thái thành từng miếng tùy theo cách sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau như sau:

   Dùng sống : Sắc hoặc tán thành bột uống

   Sáo cháy :Sao cho đến khi dược liệu cháy đen lấy ra phun nước cho tắt hết lửa than

   Tẩm mật ong loãng :sao cho đến vàng và có mùi thơm

   Tẩm hoàng thổ sao: lấy hoàng thổ,tán bột,sao nóng,cho dược liệu vào rồi đảo đều cho hoàng thổ dính vào dược liệu rồi sàng bỏ hoàng thổ thừa.

   Tẩm sữa rồi sao ( chữa bệnh thận)

    Tẩm nước rồi sao (chữa bệnh về tỳ vị)

Tính vị công năng : Bạch truật có vị ngọt đắng,mùi thơm nhẹ,tính ấm,có tác dụng kiện tỳ,táo thấp,chỉ tả,hòa trung,lợi thủy,an thai

Công dụng:Bạch truật được coi là một vị thuốc bổ dưỡng và được dùng để điều trị các chứng bệnh đau dạ dày ,bụng chướng đầy,nôn mửa ,ăn chậm tiêu,thấp nhiệt,tiêu chảy,phân sống,viêm ruột mãn tính,an thai trong trường hợp có thai đau bụng,ốm nghén ,nôn ọe,chữa sốt trong các trường hợp sốt ra mồ hôi ,phù thũng .Ngày dùng 6-12gam dưới dạng thuốc sắc hoặc bột

Kiêng kỵ: đau bụng do âm hư,nhiệt trướng,đại tiện táo,háo khát không dùng

Bài thuốc chữa viêm dạ dày,cấp và mãn tính: Bạch truật 6 gam,trần bì 4,5 gam,toan táo nhân 3 gam,hậu phác 4,5 gam,gừng 3 gam,cam thảo 1,5 gam, nước 600ml .Sắc sau đó lọc chia làm 3 lần uống trong ngày.

Tham khảo thêm về bạch truật tại "Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam"